Hoa cúc mốc là gì? Trong các loài hoa họ nhà Cúc có rất nhiều loài hoa mang hương sắc khác nhau như hoa cúc trắng, hoa cúc tím, hoa cúc vàng,vv… nhưng khi nhắc đến hoa cúc mốc thì đặc biệt vô cùng. Loài hoa không trộn lẫn với bất cứ giống hoa nào, phủ trên mình lớp lông trắng mốc tựa như màu sương ban mai trong lành, tinh khiết.
Ngay từ cái tên đã thấy loài hoa này thật đặc biệt – hoa cúc mốc loài hoa thuộc họ nhà Cúc mang màu sắc đơn điệu, không hoa hòe nổi bật nhưng vẫn khiến nhiều người nhắc đến và muốn tìm hiểu. Bài viết hôm nay các bạn hãy cùng Dichvuhay.vn xem những hình ảnh tổng hợp những hình ảnh đẹp nhất về hoa cúc mốc cùng những ý nghĩa của nó để có thể chiêm ngưỡng và có thêm nhiều hiểu biết nhé!!
Hoa cúc mốc là gì?
Hoa cúc mốc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cúc bạch, bạch phù dung, nguyệt bạch nhưng phổ biến và mọi người hay gọi nhất vẫn là hoa cúc mốc. Loài hoa rất được ưa chuộng trong việc tạo hình để cho ra những cây bonsai đẹp tạo cảm giác gì đó phong trần, in dấu thời gian xưa cũ.
Cây hoa cúc mốc được biết đến với nhiều tên gọi mỹ miều: nguyệt bạch, cúc bạch, Bạch phù dung… nhưng lại nổi tiếng nhất ở cái tên cúc “mốc”. Cúc mốc có tên khoa học là Crossostephium chinense hoặc Graphalium spp thuộc họ Cúc.
Cây hoa cúc mốc có tác dụng gì?
Cây hoa cúc mốc rất được ưa chuộng trong việc tạo hình, cây thế bonsai bởi vẻ đẹp riêng có: vừa cổ kính, in dấu thời gian lại pha chút phong trần, lãng tử nhờ thân cây có dáng thế và sắc trắng bạc như in dấu mùa đông giá lạnh. Vẻ đẹp gợi hình của cúc mốc càng được thể hiện khi cây được trưng cùng đá cảnh gọi là Thạch Cúc.
Cách trồng hoa cúc mốc
Cây hoa cúc mốc rất dẻo dai, có sức kháng chịu khắc nghiệt rất tốt nên rất dễ trồng và chăm sóc. Bạn chỉ cần lưu ý một số điều sau:
- + Ánh sáng: Cây hoa cúc mốc ưa sáng hoàn toàn hoặc 1 phần bóng râm. Nắng nhiều thì lá cây càng đẹp.
- + Nhiệt độ: Cây chịu được nóng tốt, chịu lạnh kém hơn. Nhiệt độ ưa thích của cúc mốc là từ 10-35oC
- + Độ ẩm: Cúc mốc ưa ẩm trung bình.
- + Đất trồng: Cây cúc mốc không kén đất, có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất nghèo dinh dưỡng. Nếu trồng chậu nên trồng đất thoáng xốp để cây phát triển. Nếu trồng lấy lá thì tăng cường chăm sóc, tưới bón để bộ lá xum xuê.
- + Tưới nước: Nhu cầu nước của cúc mốc rất ít vì thân gỗ, lá nhỏ. Tưới nhiều quá làm cây bị úng, thối rễ, dẫn đến chết cây. Cây chịu hạn tốt nên chỉ cần tưới khi thấy đất trên mặt chậu hơi trắng.
- + Bón phân: Nhu cầu dinh dưỡng của cúc mốc cũng không nhiều. Nếu trồng lấy lá thì có thể bón phân 2-3 tháng/lần bằng các loại phân giàu dinh dưỡng.
- + Sâu bệnh thường gặp: Cúc mốc ít bệnh. Cúc mốc được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên giâm cành hiệu quả hơn.
Hình ảnh cây hoa Cúc Mốc
Bây giờ mời các bạn hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những hình ảnh về hoa cúc mốc đẹp nhất đã được tuyển chọn dưới đây nhé. Tổng hợp những hình ảnh về hoa cúc mốc đẹp nhất
Với những chia sẻ trong bài viết trên về hình ảnh của hoa cúc mốc cùng với ý nghĩa của nó một phần nào có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về loài hoa đặc trưng này. Ngoài loài hoa trên, bạn đọc cũng có thể tìm hiểu thêm ý nghĩa của nhiều loài hoa khác như hoa lan bọ cạp, hoa thanh tú, hoa huynh đệ,vv… mang những ý nghĩa khác nhau tại mục “Tuyển tập những hình ảnh đẹp về hoa”.